Chi phí sinh hoạt du học Nhật Bản


Có người nói chi phí sống tại Nhật 1 tháng ở thủ đô Tokyo rơi vào khoảng 60.000 yên đến 70.000 yên (13~15 triệu VND). Thực tế có đúng như vậy không? Trong bài viết này, VICGROUP sẽ giới thiệu chi tiết “chi phí sinh hoạt của du học sinh tại Nhật” cho những bạn đang quan tâm nhé!

I. CHI PHÍ SINH HOẠT HÀNG THÁNG TẠI NHẬT

Để sinh sống ở Nhật Bản hay bất kì một quốc gia nào khác, sinh hoạt phí của bạn sẽ bao gồm các khoản cố định như: tiền nhà, tiền điện, gas, nước, tiền ăn, chi phí đi lại, phí thông tin liên lạc, chi phí giao lưu,…

Vậy bạn sẽ cần chuẩn bị bao nhiêu để sống ở nơi nổi tiếng là đắt đỏ như Nhật Bản? Dưới đây sẽ là ví dụ về chi phí sống tại Nhật 1 tháng với đối tượng du học tại Tokyo.

Tiền nhà khoảng 25.000~30.000 yên
Tiền điện, gas, nước, internet khoảng 10.000 yên
Tiền ăn khoảng 20.000 yên
Chi phí đi lại khoảng 5.000 yên
Phí thông tin liên lạc khoảng 2.000 yên
Các phí khác 5.000 yên
Tổng cộng 67.000 yên ~72.000 yên
(tương đương 14.6~15.7 triệu VND)

Nhìn chung, mức phí này khá cao so với chi phí sinh hoạt trong nước. Vậy nên sau đây, Jellyfish sẽ giới thiệu chi tiết từng khoản chi và phương thức tiết kiệm từng chi phí này để các bạn tham khảo.

1. Tiền nhà

Có thể thấy rằng trong sinh hoạt phí, tiền nhà chiếm một khoản khá lớn. Tuy nhiên so với các địa phương khác thì chi phí thuê nhà ở thủ đô Tokyo thường cao hơn rất nhiều.

Giá nhà thuê ước tính tại Nhật Bản dành cho DHS:

Tokyo khoảng 30.000 yên (~6.5 triệu VND)
Kyoto khoảng 25.000 yên (~5.5 triệu VND)
Osaka khoảng 25.000 yên (~5.5 triệu VND)
Các thành phố khác mức thuê sẽ rẻ hơn khoảng 20 – 30%

Dễ dàng nhận thấy so với các thành phố khác thì giá thuê nhà ở Tokyo cao hơn. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận lại rằng mức thuê này chưa phải là quá cao so với các thành phố lớn ở nước phát triển khác như Mỹ, Thụy Sĩ, Pháp hay Anh…

Vậy làm thế nào để tiết kiệm tối đa tiền thuê nhà khi đi du học Nhật Bản? Sau đây sẽ là một vài cách thức cắt giảm chi phí này để bạn có thể dễ dàng sinh sống ở một nơi đắt đỏ như Tokyo.

Bí quyết tiết kiệm tiền thuê nhà:

– Thứ nhất, bạn có thể cân nhắc đến việc ở ghép để san sẻ chi phí.

– Ngoài ra, Kanagawa, Chiba hay Saitama là những tỉnh lân cận thủ đô, chỉ cách Tokyo khoảng 1 giờ di chuyển bằng tàu điện ngầm mà giá thuê nhà lại rẻ hơn rất nhiều.

– Hoặc bạn cũng có thể tìm những căn nhà hơi xa nhà ga một chút. Bởi nhà thuê gần ga mặc dù tiện lợi nhưng giá thuê lại quá cao.

2. Tiền ăn

Tiền ăn bao gồm các chi phí: Thực phẩm hàng ngày, đồ uống, đồ ăn vặt, gia vị… Tùy theo vật giá mà ở mỗi đất nước khác nhau, tiền ăn sẽ khác nhau.

Ví dụ, ở Việt Nam, chỉ với 10 nghìn VND bạn có thể mua được 1 kg dưa chuột. Nhưng tại Nhật Bản, số tiền bạn phải bỏ ra cho 1 kg dưa chuột là 75 nghìn VND.

Năm 2020, Nhật Bản xếp thứ 4 trong số các quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới (theo tạp chí kinh tế CEOWORLD Magazine). Vậy nên khi vừa bắt đầu sống tại Nhật, bạn có thể chưa quen với sự chênh lệch giá cả ở quốc gia này so với Việt Nam mình.

Bí quyết tiết kiệm tiền ăn là gì?

– Thời điểm lúc siêu thị gần đóng cửa là lúc mua sắm rất có lợi. Lý do là vì bạn có thể mua được giá hời, chỉ bằng một nửa giá đối với các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như bánh mì, thức ăn nấu chín, sashimi…

– Chỉ mua những thực phẩm cần thiết và tốt nhất là nên mua cho cả tuần theo một kế hoạch đã lập sẵn. Điều này không chỉ giúp bạn tránh mua sắm lãng phí, mà còn tiết kiệm được công di chuyển.

3. Tiền điện, nước, gas

– Tiền nước: Chi phí tiêu tốn khi nấu ăn, giặt giũ, phòng tắm, nhà vệ sinh.

– Tiền gas: Chi phí tiêu tốn khi sử dụng nước nóng và các vật dụng liên quan đến nấu nướng. Có 2 loại gas: Propan gas (LP gas) và gas do thành phố cung cấp (Toshi gas).

Propan gas có giá thành đắt hơn Toshi gas nhưng có lượng nhiệt lớn hơn nên thường được những người hay nấu nướng lựa chọn. Lời khuyên dành cho bạn là hãy hỏi trước về loại gas có thể sử dụng khi chọn thuê nhà. Trong trường hợp bạn không dùng bếp gas mà dùng bếp điện từ thì chi phí kèm theo không phải tiền gas mà là tiền điện.

– Tiền điện: Chi phí tiêu tốn khi sử dụng các thiết bị gia dụng và thiết bị chiếu sáng trong nhà.

Chi phí điện, gas, nước trung bình mỗi tháng là bao nhiêu?

Tiền điện khoảng 5.000 yên
Tiền nước khoảng 2.000 yên
Tiền gas khoảng 1.000 yên
Tổng cộng 8.000 yên (~1.7 triệu VND)

Để thanh toán tiền điện, gas, nước, bạn có thể lựa chọn thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc qua cửa hàng tiện lợi, chuyển khoản hay thanh toán qua tài khoản ngân hàng… Trước khi dọn đến ở, bạn nhớ xác nhận trước phương thức thanh toán nhé.

Bí quyết tiết kiệm tiền điện và nhiên liệu

– Không chất đồ ăn quá 70% dung tích tủ lạnh sẽ tiết kiệm được khoảng 80 yên. Rút ổ cắm các đồ điện gia đình ít sử dụng có thể tiết kiệm khoảng 500 yên. Tuy không tiết kiệm được nhiều nhưng cách làm này khá hữu ích và đơn giản.

– Kí hợp đồng theo gói sử dụng “điện + gas” kết hợp sẽ được hưởng chiết khấu và mức giảm có thể lên đến khoảng 10.000 yên/năm

4. Tiền đi lại

Để di chuyển ở Nhật Bản, bạn có thể sử dụng các phương tiện giao thông như xe bus, tàu điện, taxi. Hãy cùng chúng mình xem giá vé các phương tiện ở Tokyo là bao nhiêu nhé!

Xe bus công cộng tư nhân 220 yên/lượt (~48 nghìn VND)
Xe bus công cộng thành phố 210 yên/lượt (~46 nghìn VND)
Tàu điện JR 140 yên/lượt (~30 nghìn VND)
Tàu điện ngầm thành phố 180 yên/lượt (~39 nghìn VND)
Tàu điện tư nhân 130~210 yên/lượt (28~46 nghìn VND)
Taxi 1,052km giá 380~410 yên (83~90 nghìn VND)

Bí quyết giảm phí đi lại

Thẻ IC giao thông là một loại thẻ từ điện tử. Sử dụng thẻ này sẽ giúp bạn tiết kiệm được vài yên cho mỗi lần di chuyển bằng xe bus hoặc tàu điện.

Chẳng hạn như phí vận chuyển ở một khu vực nào đó là 220 yên/vé thì bạn chỉ cần trả 216 yên/vé nếu dùng thẻ IC giao thông. Thêm vào đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian mua vé mỗi lần cần đi lại nếu nạp thêm tiền vào thẻ.

5. Tiền điện thoại

Bạn có thể lắp đặt wifi nếu muốn sử dụng internet thoải mái tại nhà. Tùy theo nhu cầu lựa chọn cá nhân bạn có thể chọn một trong nhiều loại như WiMAX với phí hàng tháng ~2.590 yên/tháng; hoặc Softbank Air với phí ~4.880 yên/tháng.

Bí quyết giảm chi phí thông tin liên lạc

Đầu tiên, bạn hãy lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Thêm vào đó, bạn có thể tận dụng loại sim giá rẻ và điện thoại giá rẻ. Ngoài ra, để tiết kiệm, bạn cũng có thể dùng hệ điều hành gọi điện IP như Skype hay LINE. Với các cuộc gọi quốc tế, các ứng dụng gọi qua messenger của Facebook hay Zalo cũng là lựa chọn lý tưởng.

II. DHS CÓ THỂ KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN TỪ VIỆC LÀM THÊM Ở NHẬT?

Lương tối thiểu theo giờ 900 yên/giờ
Số giờ làm thêm/tuần 28 giờ
Số giờ làm thêm/tháng 112 giờ
Lương/tháng 100.800 yên (~22 triệu VND)

Vào kỳ nghỉ, DHS có thể làm việc với số giờ gấp đôi nên mức thu nhập tối đa có thể lên tới ~200.000 yên/tháng (khoảng 43.7 triệu đồng).

Lương làm thêm của các bạn sẽ tỉ lệ thuận với trình độ tiếng Nhật của các bạn. Vì thế các bạn hãy đầu tư thật nghiêm túc vào việc học tiếng Nhật ngay từ khi ở Việt Nam nhé. Điều đó không những giúp các bạn bớt vất vả hơn trong quá trình học tại trường; mà còn giúp phần lớn trong việc cải thiện lương làm thêm cũng như chi phí sinh hoạt của các bạn.

III. LỜI KẾT

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây của Jellyfish, bạn sẽ nắm rõ được chi phí sinh hoạt của du học sinh tại Nhật một tháng là khoảng bao nhiêu. Việc chi tiêu như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu và cách sống của bạn. Bạn nên cân nhắc và tính toán kỹ càng xem cắt giảm những khoản mục nào hay nên sử dụng tiền vào đâu.

LIÊN HỆ NGAY để được tư vấn du học Nhật Bản với chi phí tiết kiệm nhất tại VICGROUP thông qua các cách sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN VICGROUP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 21 Phương Canh – Xuân Phương – Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline: 024.777.89.999 / 0989.448.363

Email: cskh.vicedu@gmail.com

Có thể bạn quan tâm

Top 15 trường Nhật Ngữ uy tín khi đi du học Nhật Bản

Hiện nay, trên 600 trường Nhật ngữ (được Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật công nhận) đang hoạt động tại Nhật Bản. Việc lựa chọn một trường Nhật ngữ phù hợp với yêu cầu không phải là việc…

Đi du học Nhật Bản có tốt không?

Những năm gần đây, nhu cầu đi du học Nhật Bản của học sinh Việt Nam ngày càng tăng nhanh: • 21% là tỷ trọng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản từ năm 2016. • Việt Nam luôn…