Một số lưu ý khi bắt đầu học tiếng Nhật


Tiếng Nhật thuộc top những ngôn ngữ khó trên thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây , do nhu cầu hội nhập cũng như việc làm thì số lượng người học tiếng Nhật đang dần tăng lên. Cùng điểm qua một số lưu ý khi bắt đầu học tiếng Nhật cùng VICGROUP nhé.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG NHẬT

Đối với những bạn vừa mới bắt đầu học tiếng Nhật có lẽ sẽ gặp một vài khó khăn nhất định, cũng có một vài bạn sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu. Vậy nên, bài viết hôm nay, mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm cho các bạn vừa mới bắt đầu học tiếng Nhật.

1. Học bảng chữ cái

Đầu tiên, khi bắt đầu học tiếng Nhật có lẽ phần lớn các bạn sẽ bị “sốc”, bởi tiếng Nhật sử dụng đến 3 bảng chữ cái. Đó là: Hiragana, Katakana và Kanji ( còn được gọi là Hán tự ). Vậy làm cách nào để ghi nhớ hết 2 bảng chữ cơ bản? sau đây mình xin đưa ra một vài phương pháp cho cách bạn:

– Hãy viết các chữ cái lên các mảnh giấy nhỏ và dán quanh nhà bạn. Ở vị trí mà các bạn hay nhìn thấy, có thể dính cả bảng chữ cái lên đó để thi thoảng chúng ta có thể nhìn qua một chút.

– Hãy liên tưởng càng nhiều càng tốt, điều ấy sẽ giúp chúng ta nhớ nhanh và lâu hơn. VD: chữ くgiống dấu nhỏ hơn, chữ へgiống ngọn núi, chữ けgiống thanh kiếm…

– Viết ra các chữ giống giống nhau để phân biệt và chú ý kĩ để chúng ta không bị nhầm lẫn giữa các chữ. VD: は và ほ và ま, ソ và ン, シ và ツ…

– Viết đúng thứ tự nét ngay từ đầu. Quy tắc viết trong tiếng Nhật có thể khái quát ở 3 ý sau: Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, vào nhà đóng cửa. Điều này cũng sẽ rất có ích cho sau này khi các bạn học và tra chữ Hán.

2. Phát âm

– Không cứ gì tiếng Nhật mà bất cứ với ngôn ngữ nào, mảng phát âm cũng vô cùng quan trọng. Vì thế, lưu ý khi bắt đầu học tiếng Nhật, các bạn hãy cố gắng luyện tập để có thể phát âm sao cho chuẩn nhất. Trong tiếng Nhật có một số âm khó như つ(tsu), や(ya), ゆ(yu), よ (yo)…

– Để luyện nói, khi mới bắt đầu nên vận dụng mẫu câu để nói và nói đi nói lại nhiều lần câu đó. Bắt đầu từ câu ngắn đến câu dài. Trong khi luyện nghe các bạn không chỉ ngồi nghe không thôi mà phải kết hợp cả luyện nói. Như vậy sẽ có hiệu quả. Nghe hết cả đoạn và tóm tắt lại nội dung mình nghe được theo ý hiểu bằng những ngữ pháp đã học. Các bạn có thể học tiếng Nhật thông qua bài hát. Vừa giúp thư giãn vừa có thể nhớ từ dễ dàng.

– Các bạn có thể nghe đĩa hoặc nhờ người Nhật hoặc giáo viên nói để mình sửa nếu cảm thấy khó khăn với các âm này, đừng chỉ phát âm qua loa cho xong. Điều này sẽ rất dễ ảnh hưởng đến quá trình học sau này của các bạn. Đừng để nó đã thành thói quen thì sẽ khó sửa hơn.

Bên cạnh đó, hãy chú tâm đọc đúng độ dài Trường âm (âm dài) cũng như là âm ghép, âm ngắt trong tiếng Nhật. Điều này rất có lợi khi các bạn thuộc từ mới, sẽ không phải vắt óc ra nghĩ xem từ này kéo dài ở
đâu, âm đơn hay âm ghép.

3. Học từ mới

Với những người mới học, từ mới trong tiếng Nhật (cũng như là các câu chào hỏi đơn giản) rất dễ nhầm lẫn, kết hợp với việc các bạn chưa nhớ kĩ bảng chữ cái mà nói thì có lẽ là một cơn ác mộng. Vì vậy, để nhớ được khối lượng từ vựng “đồ sộ” trong tiếng Nhật, mình có một số lưu ý khi bắt đầu học tiếng Nhật bằng các công cụ sau:

– Đó là Flash card: Là một dạng thẻ từ mới (Một mặt là tiếng Nhật, một mặt là nghĩa), rất tiện dụng, có thể bỏ túi áo túi quần, lúc nào rảnh thì bỏ ra ôn một lượt. Các bạn có thể viết tay hoặc đánh máy rồi in ra cũng được.

– Giấy note: Một trong những công dụng điển hình của giấy note, bên cạnh việc nhắc nhở công việc, đó chính là để học từ mới vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, các bạn nên hạn chế việc viết cả tập dày, vì chỉ riêng việc lật lên để học cũng dễ khiến chúng ta cảm thấy sớm nản. Thử dán giấy note lên những vị trí mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy xem sao. Như vậy mỗi lần nhìn thấy là mỗi lần ôn lại.

Trên đây là một vài lưu ý khi bắt đầu học tiếng Nhật của mình dành cho những bạn mới vừa bắt đầu học tiếng Nhật. Hi vọng có thể giúp ích cho các bạn trên con đường chinh phục tiếng nhật và thực hiện ước mơ Du Học Nhật Bản của chính bản thân bạn.

Có thể bạn quan tâm

Lượng từ trong tiếng Nhật và cách sử dụng

Cũng giống với tiếng Việt, tiếng Nhật cũng tồn tại cách nói liên quan đến số lượng (Còn được gọi là lượng từ). Tuy nhiên, so với tiếng Việt  – ngôn ngữ “mẹ đẻ” của chúng ta, thì lượng từ…